Thiết kế restaurant đẹp sang trọng mang phong cách Á Đông.

Khi đến một nhà hàng, điều mà khách hàng mong muốn không chỉ là thưởng thức những món ăn ngon mà còn để thư giãn trong một không gian dễ chịu, thoải mái với một thiết kế nhà hàng sang trọng và đẹp mắt.

Nếu khách hàng không thấy ấn tượng với những thứ xung quanh thì có thể họ sẽ không quay lại lần sau nữa. Vì vậy, đừng nên đánh giá thấp tính thẩm mỹ trong khâu quan trọng này nhé. Bài viết dưới đây, bạn có thể tìm hiểu các tiêu chuẩn khi thiết kế nhà hàng và các mẫu thiết kế nhà hàng đẹp.

Những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng:

Một nhà hàng muốn thu hút khách hàng thì không thể nào bỏ qua khâu thiết kế và trang trí, bởi không gian là yếu tố tác động đến thị giác, cảm xúc và thậm chí là cả vị giác của thực khách.

Nhưng không phải muốn thiết kế như thế nào thì làm thế ấy được. Cần phải có một tiêu chuẩn riêng cho từng phong cách thì bạn mới có thể truyền tải rõ nét nhất những ý nghĩa của nó.

1. Thiết kế khu vực ăn uống:

Trang trí nhà hàng ăn uống một cách hợp lý sẽ giúp bạn thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Có một vấn đề là có nhiều chủ nhà hàng tận dụng tối đa không gian khu vực ăn uống bằng cách để thật nhiều bàn nhằm tăng công suất phục vụ.

Tuy nhiên, với lối sắp xếp này thì vô tình sẽ khiến cho không gian chỗ khách ngồi trở nên chật hẹp, gò bó và mất đi sự thoải mái riêng tư. Chắc hẳn bạn sẽ nhận được âm điểm trong mắt khách hàng về tiêu chuẩn thiết kế này đó.

Theo như các chuyên gia thiết kế nội thất nhà hàng phân tích, khu vực ăn uống cần có khoảng cách tối thiểu là 1m² – 1,4m². Đây là khoảng cách mà khách hàng cảm thấy thoải mái nhất khi ngồi thưởng thức dịch vụ và tâm sự, cũng như thuận tiện cho nhân viên phục vụ đi lại.

Hãy kết hợp thêm đèn chiếu sáng, các vật liệu trang trí nhà hàng khác nhau để tạo nên một bức tranh ẩm thực muôn màu. Phong cách thiết kế nhà hàng cần bám sát với đối tượng thực khách bạn đang hướng tới. Ví dụ, nhà hàng cao cấp chắc chắn sẽ có cách trang trí và chất liệu nội thất sang trọng hơn một quán ăn bình dân đơn giản.

2. Thiết kế bếp nhà hàng.

Khu vực bếp tuy không trực tiếp mang đến nguồn thu nhập, nhưng nó lại quyết định gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của nhà hàng. Bạn sẽ phải tính toán diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên và một văn phòng nhỏ tiện cho việc quản lý hàng ngày.

Dụng cụ chế biến và thiết bị bếp nhà hàng cần phải đầy đủ và đặt ở vị trí thích hợp cho các nhân viên tiện sử dụng, không phải chạy đi chạy lại mất nhiều thời gian. Hệ thống ánh sáng, nhiệt độ, thông gió cũng cần đặc biệt quan tâm trong thiết kế bếp nhà hàng.

Đảm bảo quá trình chế biến an toàn, bảo quản thức ăn tốt hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của các đầu bếp.

3. Thiết kế quầy bar nhà hàng.

Để có một mẫu quầy Bar nhà hàng đẹp, đạt tiêu chuẩn, chúng ta cần phải hiểu rõ những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng sau.

– Quầy Bar đẹp, ấn tượng thu hút ánh mắt khách hàng.

Khi thiết kế quầy Bar bạn phải coi đây là một bộ phận quan trọng trong tổng thể không gian nhà hàng, chứ không chỉ là một hình thức trang trí. Quầy Bar nhà hàng tốt phải có tính hướng dẫn, thu hút ánh mắt của khách hàng tập trung vào đó, chọn món yêu thích khi cần.

Kích thước hợp lý.

Về chiều dài của quầy bar cũng phải tính toán sao cho thuận tiện nhất khi di chuyển, chậu rửa nhỏ nhất phải dài 60cm, mặt bàn thao tác 60cm, còn lại căn cứ theo nhu cầu và mục đích kinh doanh của chủ nhà hàng.

Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý đến chiều cao của tủ rượu, mỗi tầng ít nhất là 30 – 40cm, mặt quầy tốt nhất nên sử dụng vật liệu chịu mài mòn, chống thấm nước tốt bởi quầy bar là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước.

– Đảm bảo yếu tố phong thủy.

Quầy bar cần được thiết kế dựa trên sự tính toán cân bằng âm dương. Thiết kế quầy bar có nhiệm vụ dựa trên những lưu ý đó để tạo ra bản thảo vừa thẩm mỹ vừa đảm bảo yếu tố phong thủy.

4. Thiết kế quầy thu ngân.

Quầy thu ngân có thể chung với quầy Bar hoặc tách riêng làm 2 khu vực. Thiết kế quầy thu ngân rất quan trọng trong việc kinh doanh nhà hàng, bởi vì đó là nơi khách hàng bỏ tiền thanh toán cho các bữa ăn. Vị trí đặt quầy thu ngân phía bạch hổ bên phải nhà hàng, thuận lợi cho việc khách hàng bước ra thanh toán.

Phía sau quầy thu ngân cần có vách ngăn vừa đảm bảo tính an ninh, vừa là yếu tố phong thủy ngăn tiền tài không bị chảy đi, tụ lại được.

Thiết kế độ cao của quầy thanh toán ở mức trung bình, khoảng từ 105cm – 120cm không quá cao hoặc quá thấp, thuận tiện nhất cho các công việc thu ngân, chi trả của nhân viên.

Trên mặt bàn quầy thanh toán có thể trang trí thêm một số chậu cây cảnh như cây kim ngân, con tỳ hưu, vừa tạo không gian gần gũi vừa đem lại tài lộc may mắn cho nhà hàng. Ngoài ra, cũng cần chú ý đặt bàn thờ thần tài ở vị trí gần cửa ra vào khi thiết kế nhà hàng nhé.

5. Thiết kế nhà vệ sinh.

Được coi là công trình phụ nhưng khu vực này cũng cần phải đặc biệt chú ý vệ sinh sạch sẽ, thiết kế đẹp, để lại những trải nghiệm tuyệt vời, tạo ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng.

Bạn cần chú ý đặt vị trí nhà vệ sinh ở nơi khách hàng khó có thể dễ dàng tìm thấy nhưng sẽ có bảng chỉ dẫn rõ ràng. Trang thiết bị đầy đủ, tiện nghi, hệ thống ánh sáng lắp đặt hợp lý.

6. Thiết kế phòng VIP nhà hàng.

Đặt chân vào căn phòng vip, khách hàng sẽ thấy được nét ấn tượng, độc đáo toát lên từ việc lựa chọn màu sắc, thiết kế của hệ thống bàn ăn, trần nhà, rèm cửa và những chi tiết xung quanh. Mang lại cái nhìn dễ chịu, góp phần làm tăng sự thích thú, ngon miệng trong những bữa tiệc.

Đồ nội thất trang trí nhẹ nhàng, không quá nhiều chi tiết nhưng gợi lên phong cách độc đáo và riêng biệt. Không gian này chắc chắn sẽ mang lại ấn tượng mạnh và là điều thú vị đẻ thu hút khách hàng đến với nhà hàng.

Thiết kế restaurant đẹp sang trọng.

Mẫu restaurant hiện đại đẹp. Mẫu thiết kế nhà hàng đẹp. Thiết kế nhà hàng chuyên nghiệp.

Xem mẫu nhà hàng đẹp khác Tại Đây

(Visited 14 times, 1 visits today)